Máy tôi cao tần: Đặc điểm, nguyên lý hoạt động và nhà phân phối uy tín
Máy tôi cao tần là thiết bị không thể thiếu được trong ngành công nghiệp luyện kim, sản xuất vật liệu, đồ dùng kim loại. Rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang mong muốn tìm kiếm, lựa chọn một sản phẩm máy tôi cao tần, phục vụ cho quá trình sản xuất của mình. Tuy nhiên, đây là thiết bị phức tạp, chi phí cao, nguyên lý hoạt động chặt chẽ. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo, đặc điểm của máy thì mới có thể mua và sử dụng thuận tiện.
may tôi can tầnAC
Công nghệ tôi cao tần là gì?
Trước khi mua máy tôi cao tần, các bạn cần hiểu rõ tôi cao tần là gì. Thực tế, đây là phương pháp sử dụng nhiệt để luyện kim. Kim loại khi được tôi cao tần sẽ bị thay đổi cơ tính, tính chất, tổ chức… theo chủ đích nhất định của người thực hiện để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
Hoạt động tôi cao tần dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, dùng nhiệt từ dòng điện tạo ra trên bề mặt chi tiết trong môi trường biến thiên để nung chảy vật liệu và tiến hành điều chế nên vật liệu mới với độ cứng và cấu tạo phù hợp với sản xuất.
Máy tôi cao tần đang tôi luyện bánh răng
Với phương pháp tôi cao tần, tần số dòng điện sẽ ảnh hưởng đến chiều dày lớp vật liệu nung nóng và quyết định chiều sâu lớp tôi cứng. Phương pháp luyện kim này được áp dụng đối với các chi tiết có bề mặt cứng, có độ mài mòn tốt nhưng bên trong vẫn cần đảm bảo độ dẻo dai. Chiều sâu lớp tôi cứng sẽ bằng 20% diện tích vật liệu.
Dựa vào phương pháp làm nguội mà công nghệ tôi cao tần được phân loại như sau:
– Nung nóng và làm nguội bề mặt vật liệu đối với các chi tiết, bề mặt nhỏ
– Nung nóng và làm nguội tuần tự đối với sản xuất tôi bánh răng, trục khuỷu.
– Nung nóng và làm nguội trực tiếp liên tục, áp dụng với các chi tiết có độ dài lớn
Sau khi tôi, vật liệu thép có độ cứng cao, từ 45 – 60 HRC, độ dẻo dai với độ cứng khoảng 15 – 30 HRC.
Máy tôi cao tần là gì?
Khi đã hiểu rõ đặc điểm phương pháp tôi cao tần, việc tìm hiểu máy tôi cao tần là gì cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Máy tôi cao tần là thiết bị hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, nung nóng kim loại nhằm phục vụ công tác gia công, luyện phôi, chế tạo chi tiết máy, dụng cụ kim loại.
Nguyên lý hoạt động của máy tôi cao tần như sau: Máy sẽ nhận nguồn điện tần số cao, dẫn điện đi qua vật liệu kim loại. Bản chất của kim loại là có khả năng dẫn điện nên sẽ tạo ra hiện tượng gia nhiệt cảm ứng. Gia nhiệt cảm ứng này sẽ đẩy nhiệt độ trong lòng phôi lên cao, nung đỏ phôi trở nên dẻo, dễ tạo hình hơn, từ đó công nhân có thể gia công, luyện vật liệu, chế tạo chi tiết máy, đồ dùng một cách dễ dàng.
Hệ thống máy tôi cao gồm các chi tiết: Bộ phát dòng cao tần, máy tôi và bộ điều khiển, bộ phận làm mát.
Trong đó, bộ phần làm mát của máy gồm có các nhiệm vụ:
+ Làm mát chi tiết tôi
+ Làm mát ống gia nhiệt
+ Làm mát IC bộ phát cao tần
Trong ngành công nghiệp luyện kim, gia nhiệt cảm ứng được xem là công nghệ vượt trội, hiệu quả, giúp quá trình sản xuất sản phẩm từ vật liệu kim loại đạt năng suất và độ chính xác cao hơn.
Máy tôi cao tần được sử dụng để hàn đầu các đèn tín hiệu, điện dung lò viba, tôi luyện lưỡi răng cưa, đầu mũi khoan, lỗ trục, nấu vàng bạc đồng thép. Sản xuất các chi tiết linh kiện điện tử, linh kiện cơ khí, dàn dao, phay đĩa, dụng cụ mộc, bánh răng, nhông kích thước lớn, các linh kiện cỡ lớn… Đặc biệt, máy tôi cao tần còn là thiết bị giúp ủ thép không gỉ đường kính lớn.
Tại sao nên sử dụng máy tôi cao tần thay vì công nghệ tôi luyện sắt truyền thống?
Sự ra đời của máy tôi cao tần dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ đã mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành sản xuất đồ dùng từ vật liệu kim loại.
Nên ưu tiên sử dụng máy tôi cao tần vì những nguyên nhân sau đây:
Tôi luyện sắt thép dễ dàng, đơn giản, tiện lợi
Cải thiện độ cứng, độ bền và thay đổi hình dáng vật liệu sắt nhanh chóng
Rút ngắn thời gian làm việc cho công nhân luyện sắt thép
Đảm bảo an toàn cho người lao động
Tôi luyện được nhiều vật liệu sắt thép có độ cứng, hàm lượng các bon cao, hàm lượng photpho và lưu huỳnh rất thấp.
Có thể điều chỉnh được thành phần của thép lỏng và xỉ
Máy có thiết kế nhỏ gọn, cách vận hành đơn giản, chỉ sau một thời gian ngắn, công nhân có thể sử dụng máy thuần thục, không mất nhiều sức lực.
Máy có độ bền cao, không gây hại cho môi trường, lượng điện năng tiêu thụ thấp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất.
Từ khi ứng dụng vào thực tiễn đến nay, máy tôi cao tần đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trình sản xuất cơ khí, linh kiện bằng thép, đặc biệt là các linh kiện điện tử, chi tiết máy cần độ chính xác cao. Cũng nhờ thiết bị này, công việc sản xuất đồ dụng, linh kiện bằng thép đạt hiệu quả cao hơn, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành nghề, dịch vụ sử dụng các đồ dùng, dụng cụ bằng sắt thép tăng trưởng nhanh chóng.